Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Quà tặng 8 tháng 3



Quà tặng 8 tháng 3 của các bạn nam cho người yêu  là gì vậy? và của những người con hiếu thảo cho Mẹ là gì? của những người Chồng tâm lý mẫu mực cho vợ nữa.
Mình xin viết bài  mọi người tham khảo nhé :D .
Các bạn ạ ngày quốc tế phụ nữ 8-3 từ rất lâu rồi luôn là cơ hội để cho các đôi bạn trẻ tặng quà 8-3 cho người yêu, … nói chung đây là cơ hội để chúng ta sít lại gần hơn nếu có khoảng cách :D
Quà tặng 8 tháng 3
Quà tặng 8 tháng 3
Cho các cặp vợ chồng đang sống và yêu hạnh phúc sẽ được vững bền hơn. ngày càng yêu nhau hơn, quà tặng 8 tháng 3 không chỉ có ý nghĩa vật chất mà nó còn mang ý nghĩa bày tỏ thiện chí của người với người khi chúng ta đang sống trong cái thế giới phức tạp này có nhiều bon chen.
Hãy đưa cho người mình yêu thương, quan tâm đến một nơi mà bạn cảm thấy ở đó có đầy gió, nắng, không khí trong lành, xa cái cuộc sống hiện tại  này … mình nghĩ đó sẽ là món quà tặng 8 tháng 3  đầy ý nghĩa nhất đó. :D
quà tặng 8 tháng 3
quà tặng 8 tháng 3
Các bạn có yêu thích cuộc sống thiên nhiên không vậy? sẽ như thế nào nếu cuộc sống của bạn giống như đôi uyên ương ở trong bức ảnh trên. :D mình thì thích lắm. Nhưng có lẽ chỉ có trong phim truyện, cổ tích, … mới tồn tại. ở thế giới ngày nay là thế giới hoàn toàn khác.
Hoa thường là chủ đề được quan tâm nhiều khi người ta dùng làm quà tặng 8 tháng 3 cho nhau. vì thế ý nghĩa của nó ngày càng chiếm được vị thế trong lòng  mọi người.
Quà tặng 8 tháng 3
Quà tặng 8 tháng 3
Lịch sử ngày 8/3
Ngày 8/3, đó là cả một câu chuyện lịch sử dài về cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng và hạnh phúc cho phụ nữ của nhiều nhóm phụ nữ trên toàn thế giới. Chính phụ nữ là những người làm nên ngày 8/3 lịch sử. Để mỗi năm có một ngày tràn ngập hoa thì đã có không ít máu và nước mắt đổ xuống trong quá khứ. Ngày 8/3/1857, công nhân xưởng may ở New York tuần hành yêu cầu nâng cao chất lượng làm việc: giảm giờ làm và những yêu cầu về quyền lợi cho phụ nữ. Lực lượng biểu tình này đã bị cảnh sát đàn áp. 51 năm sau, 8/3/1908, để kỷ niệm cho sự kiện tháng 3/1857, một cuộc biểu tình của các nữ công nhân Mỹ đòi quyền bầu cử, chấm dứt tình trạng ngược đãi công nhân và bóc lột sức lao động trẻ em cũng bị dập tắt bởi cảnh sát New York.
quà tặng 8 tháng 3
quà tặng 8 tháng 3 - biểu tình của phụ nữ tại mỹ
Năm 1910, một nhà hoạt động xã hội người Đức, Clara Zetkin, đề nghị lấy ngày 8/3 làm ngày Quốc tế Phụ nữ để kỷ niệm những cuộc biểu tình và những cuộc đấu tranh của phụ nữ trên toàn thế giới vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ.
Nhiều sự kiện đáng chú ý khác liên quan đến ngày 8/3 như cuộc đấu tranh lớn tại Nga vào ngày 23/2/1917 theo lịch Nga và là ngày 8/3 theo lịch Công giáo, những nữ công nhân đã ồ ạt tấn công khắp các đường phố của Nga. Sự kiện đó sau này được đánh giá là một trong những tác nhân châm ngòi cho Cách mạng Tháng Mười Nga. Ngoài ra, còn rất nhiều cuộc đấu tranh của phụ nữ trên thế giới cũng nổ ra vào tháng 3 lịch sử.
Năm 1975, Liên Hiệp Quốc đã lấy ngày 8/3 hằng năm làm ngày Quốc tế Phụ nữ. Hai năm sau, LHQ đã thông qua nghị quyết các nước thành viên kỷ niệm ngày này như là ngày vì quyền bình đẳng, sự tiến bộ của phụ nữ và hòa bình cho thế giới.
Ngày 8/3 ở Việt Nam
Tại Việt Nam, ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm rất trang trọng: một ngày tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp dành cho phụ nữ. Hầu hết người ta đã không còn nhớ chính xác về ý nghĩ lịch sử của ngày này. Nam giới coi đây là cơ hội để thể hiện sự ga-lăng của mình cho những người mà họ yêu quý. Ngày 8/3 đã bị xóa nhòa ranh giới về ý nghĩa thực của nó.
quà tặng 8 tháng 3
quà tặng 8 tháng 3 - hưởng ứng nhiệt tình
Chính cái ý nghĩa “phát sinh” lại trở nên… rất ý nghĩa đối với phụ nữ. Trong 365 ngày trong năm, người phụ nữ có riêng một ngày để được cả xã hội quan tâm, ngợi ca và cả bày tỏ niềm kính trọng. Một ngày “bù đắp” cho những vất vả của những người mẹ tảo tần, những người vợ đảm đang, những người vun vén dựng xây tổ ấm gia đình. Có thể không cần phải nói nhiều bạn cũng hình dung ra vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ thời hiện đại: là người nội trợ chính trong gia đình, người lao động kiếm tiền ngang bằng với nam giới, là những nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của xã hội. Là người gánh vác trách nhiệm sinh nở, cùng nuôi dạy con cái trưởng thành. Thành đạt hơn, đảm đang hơn, tự tin hơn và xinh đẹp hơn – đó là hình dung về những phụ nữ Việt Nam của thế kỷ 21. Và người phụ nữ đang dần khẳng định rằng mình là phái đẹp chứ không còn là… phái yếu như trước nữa!
Những món quà cho ngày phụ nữ
Ngày 8/3 là ngày dành cho phụ nữ những niềm vui bất ngờ. Nhiều năm trở lại đây các nhà sản xuất hàng tiêu dùng đã “nhắm” vào ngày này như một trong những tiêu điểm kinh doanh hằng năm. Song, nếu bạn nhìn lại sẽ thấy rằng 8/3 chủ yếu là dịp để cánh mày râu thể hiện “cử chỉ đẹp” với người yêu và bạn gái ! Những thiếu nữ luôn đầy ắp hoa và thiệp chúc mừng vào mỗi dịp 8/3, song đến khi trở thành người vợ trong gia đình thì người chồng, chàng trai ga-lăng năm xưa cũng quên mất ngày của… vợ. Không ít ông chồng cho rằng hôn nhân là chấm dứt thời của sự “màu mè”. Ở một cơ quan nọ, có một nhân viên mua quà tặng hết lượt chị em phụ nữ đồng nghiệp nhưng lại dứt khoát không mua quà cho vợ vì theo anh “đã là vợ chồng thì cần gì phải giữ kẽ như vậy!”. Người vợ hẳn sẽ cảm thấy chạnh lòng… Hoặc cũng có người quan tâm lấy lệ: nhờ người ở cửa hàng mang đến tận nhà cho vợ còn mình thì vẫn ngất ngư trong quán nhậu đến khuya !
Có câu chuyện cảm động, một chàng trai đã mua cho mẹ một chiếc áo mới, vô tình trùng vào ngày Quốc tế Phụ nữ. Đó cũng là lần đầu tiên mẹ của anh nhận được quà tặng vào ngày này. “Ồ, con mua tặng mẹ nhân dịp 8/3 à ?”. Mẹ cười rạng rỡ, mắt rưng rưng xúc động, niềm hạnh phúc khó diễn tả thành lời. Tự đáy lòng chàng trai trào lên cảm giác hối hận: năm nào anh cũng hớn hở cầm gói quà đã chuẩn bị từ nhiều ngày trước để tới nhà bạn gái. Không biết những lúc ấy, người mẹ lụi cụi trong bếp, bà đã nghĩ gì ? Hẳn là không khỏi cảm thấy chạnh lòng…
Những phụ nữ Việt Nam vốn kín đáo, ít khi bộc lộ niềm mong ước của mình, cũng bình thản đón nhận sự… lãng quên này.
quà tặng 8 tháng 3
quà tặng 8 tháng 3 - thiếu nữ yêu kiều
Còn biết bao người phụ nữ bị quên lãng trong chính ngày của họ. Nhất là những vùng nông thôn, vẫn còn có phụ nữ bị ngược đãi, bị đối xử thiên lệch trong gia đình. Nguyễn Văn Hòa, sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM quê ở một vùng nông thôn thuộc tỉnh Hòa Bình kể rằng khái niệm nhận quà trong ngày 8/3 rất xa lạ với phụ nữ ở đây. Thậm chí có cặp vợ chồng trẻ nọ, anh chồng mua quà tặng vợ vào dịp này bị người thân trong gia đình chê trách là “nuông chiều vợ quá đáng” (!).
Người phụ nữ muốn gì ở ngày 8/3 ? Đơn giản nhất, họ cần được mọi người nhắc đến tên mình, nhớ tới họ với một tình cảm chân thành nhất. Bạn sẽ thấy họ hạnh phúc như thế nào khi được quan tâm, chia sẻ.
“Gửi em, người mẹ tuyệt vời của các con anh. Anh thật may mắn vì trên đời này đã được gặp em. Cảm ơn tình yêu và sự hy sinh của em. Cảm ơn em đã sinh ra những đứa con thật tuyệt vời. Nhân ngày 8/3, hãy nhận lấy tình yêu và sự biết ơn của anh”. Đó là tấm thiệp đã ố mờ mà chị Nguyễn Thị Khiết, một phụ nữ 43 tuổi quê ở Thanh Ba, Phú Thọ (hiện đang sống ở P.11, Q.Gò Vấp, TP.HCM) suốt gần 20 năm nay vẫn giữ bên mình. Đây là món quà của chồng chị, anh đã viết tặng chị vào ngày 8.3 cuối cùng trong đời khi anh nằm trên giường bệnh. Nhờ đó chị đã vượt qua mọi khó khăn vất vả, một mình nuôi con khôn lớn sau khi anh mất… Chị tâm sự: “Lời chúc ấy của anh như tấm bùa hộ mệnh, giúp tôi có nghị lực sống. Từ đó, ngày 8.3 trở nên vô cùng thiêng liêng với tôi. Tôi cảm thấy mình có sứ mệnh nuôi con và hoàn thiện mình để sống xứng đáng với tình yêu của người đã khuất”.
Bạn sẽ dành cho người phụ nữ của mình sự bất ngờ nào vào ngày đặc biệt này ? Một đóa hoa. Một món quà nho nhỏ hay
quà tặng 8 tháng 3
quà tặng 8 tháng 3 - món ăn tự tay làm
chính tay mình sửa soạn một bữa cơm ngon cũng đủ đem lại niềm vui cho nữ giới. Ngày 8/3 chính là ngày mà những người chồng, người con cần mang lại niềm hạnh phúc cho phụ nữ bằng chính sự quan tâm xuất phát từ tình cảm trong trái tim mình.
có vẻ đôi tình nhân này còn có gì đó có khoảng cách, tại sao không xóa bỏ khoảng cách nhỉ? :D
quà tặng 8 tháng 3
quà tặng 8 tháng 3 - khoảng cách với người yêu
Mình sẽ bổ sung tiếp nội dung cho bài viết này được phong phú quà tặng 8 tháng 3 sẽ rất thú vị và phong phú phải không các bạn.
Và phụ nữ, những người mẹ của chúng ta rất xứng đáng được tôn vinh như thế!

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Bé 3 tuổi chăm mẹ chết mòn trên giường bệnh

Trên chiếc giường ọp ẹp, ngày ngày cậu bé 3 tuổi rưỡi vừa bóp tay bóp chân, lúc lại lấy nước, pha sữa, bón cháo cho người mẹ nằm co quắp, teo tóp.

Gần một năm nay, người dân ấp 7 xã Phú Ngọc huyện Định Quán (Đồng Nai) rơi nước mắt chứng kiến cảnh cậu bé Nguyễn Gia Huy (3 tuổi rưỡi) chăm sóc người mẹ bị cắt cụt tay phải, tay trái teo lại như một khúc xương khô và phải ăn nằm một chỗ chờ chết vì gãy đốt sống sau tai nạn giao thông.

Sau buổi đến trường, bé Gia Huy trở về chăm sóc mẹ tàn phế. ảnh: Nguyễn Ngọc
Sau buổi đến trường, bé Gia Huy trở về chăm sóc mẹ tàn phế. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Cuộc đời bất hạnh của chị Nguyễn Thị Thắm (25 tuổi) - mẹ của cháu Huy khiến người dân ở xã Phú Ngọc xót thương.
Là con đầu trong gia đình có 3 chị em, bố mẹ làm rẫy ở xã Phú Ngọc, từ nhỏ Nguyễn Thị Thắm đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Sau khi học xong lớp 9, Thắm phải nghỉ học để cùng với cha mẹ ra sức làm rẫy, lo cho 2 đứa em ăn học. Cũng như gia đình khác, những ngày tháng cuốc đất, đào rẫy ở Phú Ngọc không thể giúp được gia đình Thắm thoát nghèo.
Năm 2001, Thắm khăn gói lên TPHCM làm công nhân may mặc, mong cho cuộc sống đắp đổi qua ngày và có thêm đồng lương ít ỏi để phụ giúp cha mẹ lo cho hai đứa em đang tuổi ăn, tuổi học.
Những ngày tháng xa nhà, Thắm quen một người đàn ông hơn nhiều tuổi làm công nhân cùng xí nghiệp. Mặc dù vậy, bao nhiêu ước mơ về một tình yêu đầu đời của cô nhanh chóng bị dội một gáo nước lạnh khi gã đàn ông lộ diện là một tên họ "Sở". Ngay khi biết tin Thắm có thai, gã đánh bài chuồn bằng cách giả vờ về quê xin cưới rồi bặt vô âm tín.
Đau đớn, tủi nhục nhưng thương con, chị Thắm quyết tâm làm lụng và dành tiền nuôi bé. Sinh xong, vì không đủ tiền trang trải cho cuộc sống của hai mẹ con, nên chị gửi con về quê Phú Ngọc cho bà ngoại trông nom, nuôi nấng. Số tiền lương công nhân ít ỏi hàng tháng, chị dành hết gửi về mua sữa nuôi bé, thi thoảng phóng xe máy về thăm con.
Tháng 9/2010, trong một lần chạy xe như thế, chị va quệt với một xe máy khác rồi ngã xuống đường, bị một xe tải dằn qua... Tai nạn đã khiến hai tay, hai chân chị cùng nhiều xương sườn bị gãy nhiều khúc. Đốt sống lưng cũng bị gãy không thể phục hồi.
Sau 4 tháng điều trị trong Bệnh viện Chợ Rẫy, trải qua hàng chục cuộc phẫu thuật lớn nhỏ, các bác sĩ giữ được mạng sống cho chị nhưng phải cắt cụt tay phải, tay trái bị teo cơ, hai chân liệt hoàn toàn... Từ một cô gái phơi phới sắc xuân, chị Thắm trở thành một người tàn phế, suốt ngày nằm bất động.
"4 tháng điều trị cho con khiến vợ chồng tôi vốn đã nghèo lại càng trở nên túng quẫn. Thương con nhưng không có cách nào khác hai vợ chồng đành phải đưa con về quê nằm chờ chết", trong ngôi nhà lụp xụp, bà Nguyễn Thị Minh Thành (60 tuổi), mẹ chị Thắm ôm mặt khóc rưng rức.
Từ ngày đó, chuyện đưa đón cháu Gia Huy đi nhà trẻ đến việc ra đồng làm rẫy rồi chăm sóc cho đứa con gái nằm một chỗ, hai vợ chồng nghèo cứ lần lượt thay nhau.
Thương mẹ, cháu Gia Huy rất chăm ngoan. Hằng ngày sau khi trở về từ lớp học mầm non, bé chỉ quanh quẩn bên mẹ. Trên chiếc giường ọp ẹp, ngày ngày cậu bé 3 tuổi rưỡi vừa bóp tay bóp chân, lúc lại lấy nước, pha sữa, bón cháo cho người mẹ nằm co quắp, teo tóp.
"Cháu còn nhỏ nhưng biết thương mẹ lắm, khi mẹ đau đớn, nó chạy ngược chạy xuôi lo lắng như người lớn, lúc lại òa khóc vì thương mẹ, lúc chạy lại động viên dỗ dành cho mẹ đỡ đau", một người hàng xóm của gia đình bà Thành tâm sự.
Đã nhiều lúc thương cha mẹ già, thương con bé bỏng, chị Thắm muốn tìm đến cái chết, nhưng khi được con trai động viên chị lại nuốt nước mắt sống tiếp. "Mẹ cháu không chết đâu, sau này con sẽ chăm ngoan, học thật giỏi, kiếm thật nhiều tiền để chắp lại tay cho mẹ. Mẹ không được chết, mẹ phải sống với con", bé Gia Huy chạy lại ôm chầm lấy mẹ khi nghe người lớn nói đến chuyện chết chóc.
Sau 1 năm chăm con trên giường bệnh, gia đình bà Thành trở nên kiệt quệ. ảnh: Nguyễn Ngọc
Sau một năm chăm con trên giường bệnh, gia đình bà Thành trở nên kiệt quệ. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Sau một năm chăm lo thuốc thang cho con gái nhưng bệnh tật vẫn chưa có gì tiến triển, hai vợ chồng bà Nguyễn Thị Minh Thành - ông Nguyễn Lưu Trợ đã kiệt quệ, những thứ có thể bán được đều đã bán để mua thuốc cho con gái.
Xót xa cho con, ông bà lại càng thương đứa cháu bé bỏng. "Vợ chồng tôi như lá vàng trên cây, chưa biết rụng xuống bất cứ lúc nào. Khi đó, chỉ lo cho đứa con gái đang chờ chết và cháu Gia Huy bé bỏng không có người chăm sóc mà thôi", bà Thành tâm sự.
Ủy ban nhân dân xã Phú Ngọc huyện Định Quán (Đồng Nai) xác nhận, từ khi bị nạn, gia đình hai mẹ con chị Thắm - cháu Huy được xếp vào diện hộ nghèo vì gia cảnh quá bi đát và rất cần sự hỗ trợ của những tấm lòng hảo tâm.
Độc giả hảo tâm xin liên hệ: Bà Nguyễn Thị Minh Thành (mẹ chị Thắm) - Số nhà 17/2, ấp 7, xã Phú Ngọc - huyện Định Quán - Đồng Nai. Số tài khoản: 5907205038027 - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Định Quán - Đồng Nai (chủ tài khoản: Nguyễn Thị Minh Thành). Điện thoại: 01657.448.863.

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Bao tay cho bé


Chất liệu 100% cotton dành cho trẻ sơ sinh thiết kế chun cổ tay để giữ ấm hoàn toàn cho bé

giầy khiêu vũ giảm 10% cho mẹ và bé nhân dịp năm mới


giầy khiêu vũ giảm 10% cho mẹ và bé nhân dịp năm mới































Mẹ nghỉ thai sản 6 tháng, trẻ bớt bệnh!


Hầu hết bà mẹ sinh con gặp khó khăn trong việc chăm sóc bé, hết 4 tháng thai sản thường xin nghỉ thêm vì không người phụ, trẻ ốm yếu... Do đó chính sách nghỉ đẻ 6 tháng được nhiều người ủng hộ dù mới là dự thảo.
Mẹ nghỉ thai sản 6 tháng, trẻ bớt bệnh!
Bắt đầu đi làm lại sau 4 tháng nghỉ sinh, chị Lý (khu đô thị Pháp Vân, Hà Nội) vẫn thấp thỏm lo lắng. Vì ông bà cháu ở xa lại chưa tìm được người giúp việc nên chồng chị phải xin nghỉ một tuần ở nhà trông con cho chị đi làm.
Đi làm cách nhà 14 km, trưa không thể về cho con bú, người mẹ trẻ phải mang máy vắt sữa vào phòng họp rồi khóa trái cửa, vắt sữa ra bình, để dành trong tủ lạnh cho con. "Thế này cũng lách cách lắm, nhưng nếu không làm, con vừa không được bú mẹ nhiều mà mình sẽ rất nhanh mất sữa", chị Lý, biên tập viên một tạp chí khoa học thổ lộ.
Mới đây, nghe tin về dự thảo đề xuất để chị em được nghỉ thai sản 6 tháng, chị Loan mừng rỡ: "Như mình đây đi làm lúc con còn non rất xót, tốn hai triệu rưỡi đồng thuê osin mỗi tháng nhưng vẫn lo họ chăm con không tốt bằng mình. Nếu được nghỉ thêm 2 tháng, con cứng cáp rồi mình đi làm, giao bé cho người khác cũng yên tâm hơn".
Thời gian nghỉ hộ sản càng nhiều càng tốt cho sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ảnh minh họa.
Cũng vừa hết thời gian nghỉ sinh mà không thể nhờ được ai chăm con giúp, gửi bé ở nhà trẻ thì giáo viên không nhận, chị Minh (nhân viên một công ty phần mềm ở Cầu Giấy, Hà Nội) đành xin nghỉ thêm 2 tháng không lương để ở nhà chăm con. Chị tâm sự: "Mình cũng chưa biết có được lãnh đạo chấp thuận không, nhưng chẳng biết làm thế nào. Nếu họ không đồng ý mà tuyển người khác thế chỗ thì cũng phải chịu thôi".
Từng trong tình cảnh như thế, chị Hoa (quận Bình Thạnh, TP HCM) kể, cách đây hai năm khi mới sinh con được 3 tháng, thấy con còn yếu nên chị phải năn nỉ sếp cho nghỉ thêm 3 tháng không lương để ở nhà chăm sóc bé. "Hồi mới sinh bé nhà mình yếu lắm, chỉ nặng có 1,7 kg nên bỏ con đi làm thì không đành, giá như được nghỉ 6, 7 tháng, bé cứng cáp hơn mình đi làm mới yên tâm", chị Hoa bày tỏ.
Mới đây Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi, trong đó có chính sách nâng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng, thay vì 4 tháng như hiện nay. Theo lộ trình, dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm. Nếu nhận được sự ủng hộ thì tại kỳ họp đầu năm 2012, dự luật sẽ được thông qua.
Ông Nguyễn Trọng An, Cục phó Bảo vệ chăm sóc trẻ em cho biết, dự thảo được xây dựng nhằm đảm bảo quyền được bú sữa mẹ của trẻ em theo công ước quốc tế mà Chính phủ đã cam kết. Bên cạnh đó là những lo ngại về vấn đề sức khỏe của em bé sẽ bị ảnh hưởng và nguy cơ mắc bệnh cao nếu trẻ không được bú mẹ.
Ông An cho biết, từ trước năm 1983, bà mẹ chỉ được nghỉ đẻ 2 tháng, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng rất cao, trên 50%. Tỷ lệ trẻ chết dưới 1 tuổi cũng rất cao, trên 81 phần nghìn. Giáo sư Từ Giấy, Viện trưởng Dinh dưỡng quốc gia thời đó đã đưa ra các bằng chứng khoa học thuyết phục về lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ và đệ trình Chính phủ tăng thời gian nghỉ sau sinh lên 6 tháng.
Phó thủ tướng Tố Hữu khi đó đã ký ban hành quyết định vào năm 1985. Nhưng vì sức ép lao động, tiền lương và nhiều lý do khác nên đến đầu những năm 90 Chính phủ lại giảm thời gian nghỉ đẻ xuống còn 4 tháng.
"Hiện đời sống đại bộ phận nhân dân đã được cải thiện. Sức ép lao động, tiền lương cũng không căng thẳng như trước. Vì thế chúng tôi cố gắng đề nghị để chị em được nghỉ 6 tháng vì đây là thời gian tối thiểu để trẻ được hưởng nguồn sữa mẹ theo khuyến cáo của WHO, đồng thời, chị em cũng có đủ thời gian hồi phục sau đẻ, đảm bảo bình đẳng giới... ", ông An nói.
Khi vấn đề này được đặt lên bàn hội nghị tại TP HCM (15/9) và Hà Nội (19/9) vừa qua, có 99% đại biểu ủng hộ đề xuất tăng thời gian nghỉ sinh. Tuy nhiên còn một số ý kiến lo ngại về các vấn đề như: quỹ bảo hiểm xã hội không đủ khả năng chi trả khi thời gian nghỉ đẻ tăng, ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của doanh nghiệp, thậm chí ảnh hưởng tới chính quyền lợi của lao động nữ vì nếu họ nghỉ lâu nhà quản lý sẽ không chấp nhận và có thể thay người...
Bình luận về vấn đề này, một đại diện của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, nếu giữ nguyên mức hưởng các chế độ theo quy định hiện hành (chế độ ốm đau, thai sản khi khám thai, nạo/hút thai...) thì dù có tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng, số tiền chi trả trợ cấp cũng chỉ ở mức hơn 85% của nguồn thu. Dự kiến đến năm 2030, số chi bằng 92% số thu và quỹ vẫn còn dự phòng tới 8%, nên bảo hiểm vẫn đảm bảo chi trả mà không lo vỡ quỹ.
Theo khảo sát của Tổng liên đoàn Lao động, hiện ở Việt Nam có 70% lao động nữ tại các khu công nghiệp. Đa phần các chị em sau khi sinh con gặp rất nhiều khó khăn khi nhờ người chăm con. Chỉ có 5,7% số doanh nghiệp có dịch vụ trông trẻ, nhưng hơn 97% trong số đó lại không nhận trẻ dưới 4 tháng tuổi... Điều này khiến không ít lao động nữ ở nhiều khu công nghiệp bỏ việc sau thời gian nghỉ sinh.
Đại diện Cục chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em cho biết thêm, nếu được thông qua, chính sách nghỉ thai sản 6 tháng chỉ áp dụng cho chị em tại hưởng lương ở các cơ quan, doanh nghiệp, trong khi còn có rất nhiều phụ nữ lao động tự do, hoàn cảnh khó khăn, người làm nông nghiệp. Vì thế, Cục sẽ kiến nghị hỗ trợ cho các bà mẹ này bằng nhiều hình thức khác nhau.
Quan tâm đến vấn đề này, bác sĩ Trần Ngọc Hải, chuyên khoa 2, bệnh viện Từ Dũ TP HCM cho rằng, về cơ bản, thời gian nghỉ hộ sản càng nhiều càng tốt cho sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Cá biệt ở một số nước phát triển, thời gian nghỉ sản có thể lên đến 1 hoặc 2 năm và áp dụng cho cả mẹ và cha, đồng thời hưởng nguyên lương.
Bởi theo ông, trong giai đoạn đầu đời, cơ thể trẻ còn non nớt, nhất là hệ thống miễn dịch, hấp thụ dinh dưỡng còn yếu nên rất cần sự chăm sóc của người mẹ. "Nhất là ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ phụ nữ cho con bú sữa mẹ rất thấp và ngày càng giảm đi thì việc tăng thời gian nghỉ sản sẽ tạo điều kiện khuyến khích chị em cho con bú, vừa giúp trẻ khỏe mạnh, giảm bệnh tật và vừa làm gắn bó mẹ con".
Cũng theo bác sĩ Hải, việc quy định thời gian nghỉ sản không đồng nhất giữa các nước trên thế giới và không hề có "chuẩn mực lý tưởng" nào. Trên thực tế, khoảng thời gian này là ngắn hay dài còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, phong tục và chính sách kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Với tình hình Việt Nam hiện nay, nếu thời gian này tăng lên 6 tháng thay vì 4 tháng như luật lao động hiện hành, ông Hải cho rằng đây là một dấu hiệu đáng mừng vì sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cộng đồng, nâng cao thể trạng cũng như chất lượng nguồn lực con người.
Luyện thi đại học|Thi thử đại học|Luyện thi cấp tốc|Ôn thi cấp tốc|Luyện giải đề thi đại học|Luyện thi online|Luyện thi trực tuyến|Học thêm online|Học trực tuyến|Ôn thi đại học|Tài liệu luyện thi đại học|Tài liệu ôn thi đại học|Đề thi thử đại học|Gia sư Online|Địa điểm học thêm|Điểm thi đại học|Xem điểm thi đại học